Sự hợp tác trên màn ảnh và ngoài đời của Hurbert de Givenchy và Audrey Hepburn không chỉ dẫn đến những khoảnh khắc mang tính biểu tượng của văn hóa đại chúng mà còn tạo ra một cuộc cách mạng trong thế giới thời trang về người phụ nữ hiện đại.
“Quần áo là một niềm đam mê với tôi. Tôi yêu chúng đến mức tình yêu này thực sự trở thành một thới quen lệch lạc mất.” Audrey Hepburn, lúc đó là một nữ diễn viên trẻ tuổi nói trên trường quay bộ phim truyện thứ hai mang tên “Sabrina” vào năm 1953. Ngôi sao trẻ đã trở thành một biểu tượng thời trang ngay lập tức kể từ khi xuất hiện với vai Công chúa Anne trong phim “Roman Holiday” chỉ là một vài tháng trước. Cô cũng là một nữ diễn viên được kính trọng, đã giành được Giải thưởng Viện hàn lâm đáng thèm muốn cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong vai chính trong vai diễn đáng nhớ đầu tiên của mình.
Ngày nay khi mọi người nghĩ về ngôi sao điện ảnh Thời đại hoàng kim, cô sẽ mãi là khuôn mặt không thể lãng quên. Cái tên Audrey Hepburn đã trở nên gắn liền với nét thanh lịch tối thượng đến nỗi vẫn còn gây được tiếng vang lớn đối với thế hệ trẻ của thiên niên kỷ đam mê công nghệ.
Hình ảnh của cô trên màn bạc sẽ luôn là hình ảnh của một quý cô mạnh mẽ, tự do trong những bộ trang phục với đường nét tối giản được tạo ra bởi nhà thiết kế vô danh lúc bấy giờ là Hubert de Givenchy. Chính tình bạn nổi tiếng này đã làm nên hai điều với thế giới thời trang. Đầu tiên là đưa Hepburn và Givenchy trở thành những ngôi sao của thời đại, với cả thế giới dõi theo từng bước đi của họ bên nhau. Thứ hai, là cách mạng hóa ý tưởng của thế giới thời trang về người phụ nữ hiện đại.
Trước khi gặp gỡ
Paris đã là kinh đô thời trang của thế giới vào những năm 1950. Đây là quê hương của Coco Chanel, nhà thiết kế mang tính cách mạng, nổi tiếng với việc đeo chuỗi ngọc trai của mình với chiếc quần dài nam tính được thiết kế riêng hoàn hảo (không phải là chuẩn mực cho phụ nữ trong những năm đầu thế kỷ). Paris là trung tâm cho các nghệ sĩ từ mọi tầng lớp xã hội.
Một nhà thiết kế vô danh tên Hubert de Givenchy ở độ tuổi 20 vừa học việc xong với nhà thiết kế tiên phong Elsa Schiaparelli, và đã sẵn sàng thiết lập maison couture (nhà may) đầu tiên của mình. Đến năm 1952, ông mở cửa hàng đầu tiên của mình tại Plaine Monceau ở Paris. Đây là một thời điểm đặc biệt trong thời trang, khi những người đồng cấp của ông là Pierre Balmain và Christian Dior cũng đang tìm dấu ấn của mình trong lịch sử. Nhà thiết kế trẻ tuổi lúc bấy giờ sẽ không bao giờ ngờ rằng chỉ một năm sau, cuộc đời anh sẽ thay đổi sau khi gặp một cô gái tên là Audrey Hepburn.
Hepburn, mới bắt đầu từ thành công của bộ phim nổi tiếng Roman Holiday, đang trong chuyến hành trình đến Paris vào năm 1953. Là người gốc Bỉ, Hepburn trở lại châu Âu với tư cách là một ngôi sao điện ảnh mới toả sáng để quay tại địa điểm cho bộ phim tiếp theo, Sabrina. Hợp tác chặt chẽ với người từng chiến thắng giải Oscar tới tám lần, nhà thiết kế trang phục Edith Head, Hepburn đã hoàn toàn chủ động tìm nguồn trang phục cho câu chuyện cổ tích hiện đại này.
Câu chuyện “công chúa Lọ Lem” này là kế hoạch của Paramount Studios đưa ngôi sao mới của họ thêm nổi tiếng.
Khởi đầu của một tình bạn đẹp
Ở Paris, Hepburn đã nghe nói về các thiết kế hiện đại của Givenchy. Những đường cắt tối giản của anh đã thu hút cô gái trẻ. Cô đã sớm lên lịch thăm xưởng của anh. Givenchy sau đó thừa nhận rằng ban đầu không biết Hepburn là ai. Khi anh ấy nghe nói rằng “Cô Hepburn khao khát được diện kiến,” anh suy luận rằng mình sắp được gặp Katharine Hepburn, huyền thoại Hollywood.
Vậy mà, người phụ nữ đến xưởng may của Givenchy là một cô gái 24 tuổi mảnh dẻ, mặc một chiếc áo phông kẻ và quần tây. Sau đó, cô gái trẻ tự tin ấy đã thử một vài mẫu và hỏi anh ta có muốn thiết kế phục trang cho riêng cô cho bộ phim Sabrina không. Không chắc chắn, Givenchy nói rằng anh quá bận.
Mặc dù bị từ chối, Hepburn là một người hâm mộ ngay lập tức tác phẩm của Givenchy và sẽ không bỏ cuộc. Cô mời anh đi ăn tối và anh đã nhận cuộc gọi của cô. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 của Osman Ahmed cho anothermag.com, người giám tuyển cho triển lãm trang phục Hepburn-Givenchy ở Hà Lan, Givenchy đã chia sẻ một giai thoại về ngày đó nhiều năm trước.
Ông nói, “Tôi đang bận chuẩn bị bộ sưu tập tiếp theo của mình nên tôi đã nói với cô ấy rằng tôi sẽ không thể thực hiện được, nhưng cô ấy đã rất kiên trì. Cô ấy mời tôi đi ăn tối, đó là điều bất thường đối với một người phụ nữ hồi đó, và chính trong bữa tối, tôi nhận ra cô ấy là một thiên thần”. Anh đã bị cuốn hút bởi sự quyến rũ của cô ấy, và sự khởi đầu của tình bạn trọn đời và sự nghiệp đơm hoa kết trái của họ bắt đầu.
Tiếng vang trong thế giới thời trang
Phim Sabrina sau này giành được Giải thưởng Viện hàn lâm cho Thiết kế trang phục đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar năm sau. Mặc dù Edith Head là người nhận giải thưởng vinh dự này (bởi quy định rằng những người phụ trách trang phục trong phim sẽ giành được giải thưởng và vì những chiếc váy của Givenchy chỉ đơn giản được tuyển chọn mà không được thiết kế riêng cho bộ phim, nên không thể được đề cử), nhưng phần lớn là do những thiết kế tuyệt đẹp của Givenchy.
Tất cả mọi thứ Hepburn mặc trong phim đều được tạo ra trong studio Givenchy, bao gồm cả chiếc váy dạ hội màu trắng tuyệt đẹp có thêu hoa màu đen. Hepburn sẽ sớm thương lượng trong hợp đồng rằng tất cả tủ quần áo trong phim của cô rồi đây đều do nhà thiết kế người Pháp tạo ra cho những bộ phim tiếp theo của mình (trừ thiết kế do Cecil Beaton thực hiện cho giải Phim xuất sắc nhất My Fair Lady năm 1964). Đây là hợp đồng đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử.
Trong bài báo năm 2016 của Ahmed, ông tuyên bố rằng đây sẽ là một bước ngoặc trong “mối quan hệ giữa các ngôi sao điện ảnh và nhà thiết kế” đã trở thành một ngành kinh doanh toàn cầu ngày nay. Điều khác biệt với mối quan hệ của Hepburn và Givenchy là tình yêu thực sự của họ dành cho nhau. Hepburn là nàng thơ của Givenchy, sử dụng thân hình mảnh mai, sự thanh lịch và thần thái của ngôi sao điện ảnh làm nguồn cảm hứng cho các thiết kế của ông. Mặt khác, Hepburn say mê và bị cuốn hút bởi công việc của Givenchy, đến nỗi bà luôn trung thành với ông trong suốt nhiều năm, miễn phí. Bà cũng là khách hàng quen thuộc của ông ngoài màn ảnh, với hầu hết trang phục thường ngày của bà đều do Givenchy thiết kế.
Ngày nay, các diễn viên xuất hiện trong các chiến dịch của nhà thiết kế được trả một khoản kếch xù cho thời gian của họ. Đối với Hepburn và Givenchy, họ làm điều đó vì sự tôn trọng lẫn nhau, được thúc đẩy bởi hai thứ họ yêu thích: thời trang và phim ảnh.
Dự án tiếp theo của họ là phim Love in the Afternoon của Billy Wilder vào năm 1956, đây là một tác phẩm ăn khách vừa phải. Tuy nhiên, chính trong quá trình quay bộ phim này, họ đã trở thành bạn thân của nhau. Trong phim Funny Face (1957) một năm sau, Hepburn vào vai một thủ thư trẻ tuổi, người được Fred Astaire phát hiện là gương mặt lớn tiếp theo trong làng thời trang. Givenchy và Hepburn đã sáng tạo hơn cho phục trang của phim này, tạo ra những thiết kế thiết lập nên tiêu chuẩn trong thế giới thời trang. Chiếc váy dạ hội màu đỏ được mặc khi bước xuống nhà hát Opera Paris có thể là cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim. Tuy nhiên, chiếc váy cưới của Hepburn trong phim là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Nó không theo truyền thống, có một chiếc váy xoè được gắn với phần áo ôm gọn màu kem. Givenchy được đề cử giải Oscar cho tác phẩm Funny Face, cùng với Edith Head, người đã thiết kế phần còn lại của phục trang của dàn diễn viên.
Thiết kế của bộ đôi huyền thoại này ra mắt trên màn bạc vào năm 1961. “Điểm tâm ở Tiffany” với Hepburn thủ vai Holly Golightly, một cô gái thích tiệc tùng ở Manhattan tìm cách leo lên nấc thang xã hội để lấy một người chồng giàu có. Đó là một sự khác biệt so với tính cách của một cô gái tốt bụng ngoài đời của Hepburn, mặc dù vẫn có những nét đặc trưng của những loại vai mà cô ấy thường đảm nhận: một người phụ nữ thanh lịch nhưng không sợ hãi và cá tính phức tạp. Đối với phục trang của cô, Givenchy đã thiết kế một loạt các trang phục phong cách đã làm rung chuyển nền thời trang thập niên 60 và hiện đại hóa hình ảnh của một người phụ nữ sành điệu. Những chiếc váy xoè của những năm 1950 đã hết mốt, và những chiếc váy đen thướt tha đã trở thành hợp mốt nhất.
Quãng thời gian còn lại của những năm 1960 là thành quả đối với nhà thiết kế và nàng thơ. Phim Charade (1963), nói về một án mạng đầy bí ẩn lấy bối cảnh ở Paris, nổi bật với nhiều áo khoác sặc sỡ và mũ lông thú vui nhộn. Phim Paris When It Sizzles (1964) là một bộ phim khá hay. Và ta không thể phủ nhận đi công sức đã được đầu tư vào phục trang. Lấy bối cảnh ở Pháp vào mùa hè, Hepburn mặc nhiều bộ váy ngắn và xoè sặc sỡ khiến bất kỳ tín đồ thời trang nào cũng phải ngất ngây.
Phim How to Steal a Million (1966) dù bị đánh giá thấp, lại là một bộ phim thực sự thể hiện tài năng không thể thay thế của Givenchy. Một thiết kế tiêu biểu trong phim này là chiếc váy ren trang nhã mà Hepburn mặc khi hợp tác với bạn diễn Peter O’Toole của cô trong một cảnh quay ở nhà hàng. Vì cảnh quay này là cảnh cô đang cải trang nên Givenchy đã tạo ra một chiếc mặt nạ ren màu đen phù hợp để che nhẹ đôi mắt của cô ấy. Đó là sự hào nhoáng thực sự của Hollywood được ghi lại trên phim.
“Gửi Audrey với tình yêu”
Dù đã bước sang tuổi 90, Hubert de Givenchy tiếp tục ngắm nhìn lại tình bạn của mình với Audrey Hepburn. Mặc dù cả hai đều có cuộc sống cá nhân rất kín đáo, Givenchy vẫn thừa nhận rằng ông và nữ diễn viên luôn giữ mối quan hệ thân thiết.
Khi Hepburn biết mình bị ung thư ruột thừa vào năm 1992, ước nguyện cuối cùng của bà là được trở về ngôi nhà thân yêu của mình ở Thụy Sĩ. Givenchy và một người bạn thân khác tên Bunny Mellon đã sắp xếp một chiếc máy bay riêng để vận chuyển và một hệ thống hỗ trợ sự sống để duy trì nhịp thở cho bà cho đến khi họ đến châu Âu. Khi đến ngôi làng nhỏ Tolochenaz, những người bạn đã cùng nhau trải qua một Giáng sinh nữa cho đến khi Audrey qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1993, ở tuổi 63. Givenchy vẫn ở đó cho đến phút cuối cùng.
Những gì còn lại cho đến ngày nay là một tình bạn vượt thời gian, được ghi lại bằng những thước phim tuyệt đẹp và những bức ảnh trắng đen chân thực giúp chúng ta có cái nhìn thoáng qua về mối quan hệ đặc biệt của họ. Trong cuốn sách To Audrey with Love (Gửi Audrey với tình yêu) của Givenchy (kể về những câu chuyện và bản phác thảo ban đầu về sự hợp tác của họ), nhà thiết kế đề cập đến tình bạn của ông với Hepburn giống như một cuộc hôn nhân.
Ông cũng nói rằng Hepburn đã mở nhiều cánh cửa cơ hội cho Givenchy. Những tiếng vang ông nhận được khi tạo phục trang cho bà trong các bộ phim không chỉ dẫn đến sự công nhận giải thưởng mà còn cả những cuộc gọi từ những khách hàng danh giá như Jackie Kennedy Onassis và Công nương Grace của Monaco.
Thật tuyệt vời để biết rằng khi một cô gái 20 tuổi tìm thấy một chàng trai 20 tuổi ở Paris? Nó có thể không phải là một câu chuyện tình yêu truyền thống, nhưng tình yêu có thể có những dáng hình và hình thức khác nhau. Trong câu chuyện Style gửi tới bạn đọc mến yêu này, tình yêu mang dáng hình của một chiếc váy nhỏ màu đen.